THÉP CHÍNH ĐẠI – THÀNH DANH THÉP
Sản Xuất và Kinh Doanh Thép Cán Nguội, Thép Cuộn Mạ, Ống Hộp, Thép Hình & Xà Gồ

Telephone: (+84) 221 398 9568
Email: sales@chinhdaisteel.com

TIN VUI GIỮA NĂM CHO NGÀNH THÉP: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ NỘI ĐỊA ĐỀU CÓ DẤU HIỆU TÍCH CỰC

Bất kể tình hình căng thẳng với chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ và tình trạng cung vượt cầu liên tục, nửa đầu năm 2019 ngành thép Việt Nam cho thấy nhiều diễn biến tích cực. 

Xuất khẩu sắt thép ra thị trường nước ngoài đang trên đà tăng với ba tháng liên tiếp kể từ tháng 3/2019, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan. Cụ thể, tháng 3 đến tháng 5/2019 chứng kiến mức tăng trưởng về lượng lần lượt là 20.9% – 2.6% – 7%, về kim ngạch lần lượt là 25.9% – 2.1% – 4%. Nhìn chung 5 tháng vừa qua lượng sắt thép xuất khẩu đạt 2.93 triệu tấn, thu về 1.89 tỷ USD (giá trung bình 634.4 USD/ tấn). 

So với tổng sản lượng cùng kỳ, 5 tháng đầu năm tăng 24.06% về lượng với trị giá tăng 7.38%. Các thị trường tăng tích cực từ 3.29% lên 1619.27%, tuy nhiên không phải ở thị trường châu Á , Mỹ, Úc và một số nước lớn trong khu vực EU (xem bảng 1). Các thị trường chủ yếu là Campuchia (741,000 tấn), Indonesia (310,000 tấn), Malaysia (304,000 tấn), và Hoa Kỳ (252,000 tấn). Xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á nói chung chiếm 60% tổng lượng xuất khẩu sắt thép cả nước, chiếm 56.8% tổng kim ngạch (17.6 triệu tấn ≈ 1.07 tỷ USD), tăng 31.3% về lượng và 15.5% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Thị trường5 tháng/2019+/- so với cùng kỳ (%)*
Lượng (tấn)Trị giá (USD)LượngTrị giá
Tổng cộng2.933.1791.887.178.73524,067,38
Campuchia741.126443.205.02050,9640,72
Indonesia310.491207.553.1623,29-12,03
Mỹ252.128195.912.475-31,49-36,76
Malaysia304.780186.483.0904,41-4,67
Thái Lan174.051101.746.03152,7824,13
Hàn Quốc118.48479.722.98613,2320,19
Philippines149.16074.201.882163,35119,65
Nhật Bản130.44569.361.789229,46131,82
Bỉ89.42558.391.025-34,29-43,85
Italia69.13341.347.39248,42-9,23
Lào54.85338.983.159-5,55-9,27
Đài Loan59.98537.953.152-21,85-8,97
Ấn Độ48.97636.894.68041,3417,78
Trung Quốc66.03734.024.0481,619,27527,89
Pakistan31.19115.246.366162,51115,7
Tây Ban Nha20.17515.131.430-13,81-13,85
Australia18.42914.659.608-23,26-20,09
Myanmar17.15712.812.275-23,57-18,14
Anh15.63511.161.465-65,82-68,78
Singapore11.2067.859.84739,46-2,88
U.A.E4.6313.289.963-25,82-66,11
Saudi Arabia4.8053.279.751304,12344,5
Nga2.9873.077.870-10,81-15,88
Brazil1.9021.746.499131,11153,67
Thổ Nhĩ Kỳ9071.278.85814,814,4
Ai Cập1.395930.714-48,28-50,08
Argentina400901.232  
Bangladesh804561 .054-67,58-65,21
Hồng Kông78211.567-34,45-36,89
Đức69125.728-94,28-95,5
Kuwait2021.000 

Bảng 1. So sánh chênh lệch tổng lượng xuất khẩu với trị giá cùng kỳ năm tháng đầu 2019

Ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp, chính phủ cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp áp thuế chống bán phá giá và phòng vệ thương mại, tăng thêm sự tự tin cho ngành thép nội địa.

Sau 47 cuộc điều tra chống bán phá giá và phòng vệ thương mại của ngành thép, các doanh nghiệp đang dần bảo đảm quy trình sản xuất chuẩn hoá với nguyện liệu nhập khẩu có xuất xứ rõ ràng, chi phí cạnh tranh. Từ đó tạo ra cơ sở để sẵn sàng hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin để chứng minh độ công khai, minh bạch của công ty. Các doanh nghiệp còn cần tự trang bị thêm những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại cùng với các nguyên tắc của WTO.

Việt Nam cũng đã bắt đầu đưa vào hiệu lực các biện pháp phòng vệ thương mại và chống bán phá giá nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm quen với cuộc chơi của hội nhập quốc tế, đẩy mạnh chất lượng sản xuất đáp ứng thị trường trong nước. Nhờ những nỗ lực hiệu quả nêu trên, 2 năm qua thép dài, phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc gần như không vào được thị trường nội địa.

Chúng ta có thể lấy Ấn Độ làm một tấm gương sáng khi đất nước này quyết liệt áp dụng quyết định tăng thuế với các mặt hàng thép Mỹ, đưa vào chính sách ưu tiên sản phẩm trong nước, yêu cầu các mặt hàng nhập khẩu phải có giá trị gia tăng trong nước cao hơn để đáp ứng các điều kiện mua do chính phủ đặt ra. Ước tính rằng những chính sách này sẽ đạt được doanh thu hàng năm khoảng 217 triệu USD cho chính phủ Ấn Độ, tạo ra thế lợi cả đôi bên giữa doanh nghiệp và chính phủ.

Dẫu cho tình hình có dấu hiệu tích cực, các doanh nghiệp vẫn cần chú trọng phát triển và không ngừng tập trung vào tìm kiếm và nâng cấp đầu ra sản phẩm khi tình trạng cung vượt cầu vẫn còn đang phổ biến trên thị trường quốc tế. Theo dự báo của các chuyên gia, cần tăng sức bật trong tiêu thụ ngành thép để giảm bớt sức ép của hàng nhập khẩu giá rẻ.

Nguồn: Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan

NHẬN BÁO GIÁ NGAY BÂY GIỜ

Nhận báo giá

Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm

Thông tin liên hệ

Email
sales@chinhdaisteel.com

Hotline
(+84) 221 3989568 – 3989527

Fax
(+84) 321 3989526 – 3989525