Home - Bản tin -Tin thế giới
Cuộc chiến thị phần đang càng trở nên khốc liệt khi ngành thép liên tiếp hứng chịu những vụ kiện quốc tế cùng với tình hình thị trường dư cung trong nước. Điều này vốn dĩ bởi thép luôn là mặt hàng sản xuất cơ bản của nhiều nước, là vấn đề an ninh quốc gia khi hiện tại tình trạng cung nhiều hơn cầu đang trở nên cấp bách.
Câu chuyện rào cản quen thuộc…
Từ đầu 2019, đã có 2 vụ điều tra chống phá giá và trợ cấp mới đối với Việt Nam: Ấn Độ với thép cán phẳng mạ kẽm và Indonesia với thép cán phẳng hợp kim. Khi Mỹ áp thuế 25% lên thép (Mục 232, Đạo luật Mở rộng thương mại 1962), cuộc bùng nổ điều tra toàn cầu được khơi mào khi mỗi nước đều muốn bảo vệ sản phẩm của chính mình.
Một lần nữa, mọi lí do đều quay về với tình trạng dư cung toàn cầu, và sự quay lại của xu hướng bảo hộ mậu dịch. Dù những động thái này có thể đi ngược lại các quy định của WTO, tuy nhiên khi nền kinh tế chững lại, thì các doanh nghiệp thép gặp thiệt hại đều phải cố gắng chống chọi bằng mọi giá. Thép Việt tuy bị điều tra nhưng không bị áp thuế, không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hiện tại. Thậm chí ở Canada, Việt Nam còn thuộc danh sách các nước được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập do lượng xuất khẩu không đáng kể.
Vượt rào chính từ bên trong
Với dự báo chung về tình hình tăng trưởng tích cực, lẽ dĩ nhiên cạnh tranh trong nước cũng sẽ tăng lên đáng kể. Sản lượng tăng dần, cùng với các dự án sản xuất mới đi vào vận hành trong năm nay dự kiến càng đẩy mạnh tình trạng dư cung. Nhu cầu thị trường không mở rộng thêm nhiều (theo ông Lê Việt (Tổng Giám đốc Công ty Tôn Phương Nam), nhu cầu tôn mạ chỉ ở mức 2 triệu tấn/năm trong khi sản lượng đạt 5 triệu tấn), cuộc đua thị phần càng ngày càng khốc liệt. Chưa kể tới tình hình nhập siêu thép Trung Quốc, với giá rẻ và sản lượng lớn đang cạnh tranh khốc liệt, một lời dự báo về tăng trưởng không thể đảm bảo cho các doanh nghiệp thép trong nước yên tâm.
Khi cung đã vượt cầu, các đơn vị tôn thép mạ vẫn tiếp tục đầu tư tăng công suất dẫn ra tới việc quá tải cung, từ đó bất ổn tài chính và buộc phải hạ giá sản phẩm để đủ vốn trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách đối với nhập khẩu sắt thép vụn tại Việt Nam không có lợi cho doanh nghiệp, càng đẩy sự cạnh tranh lên cao khi phải tranh mua nguyên vật liệu nội địa sao cho bù nguyên liệu nhập bị thiếu hụt.
Bất kể dự báo tích cực, doanh nghiệp vẫn cần phải hết sức để tâm tới tình hình diễn biến chung của thị trường để điều chỉnh cung cầu và nguồn ra sao cho hợp lí.
Nguồn: Petro Times, Thanhnien
Nhận báo giá
Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm
Thông tin liên hệ
sales@chinhdaisteel.com
Hotline
(+84) 221 3989568 – 3989527
Fax
(+84) 321 3989526 – 3989525
(+84) 221 3989568 – 3989527
Công ty TNHH Công Nghiệp Chính Đại, Thôn Hoằng, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên