THÉP CHÍNH ĐẠI – THÀNH DANH THÉP
Sản Xuất và Kinh Doanh Thép Cán Nguội, Thép Cuộn Mạ, Ống Hộp, Thép Hình & Xà Gồ

Telephone: (+84) 221 398 9568
Email: sales@chinhdaisteel.com

GIẢM KHÍ THẢI CARBON TRONG SẢN XUẤT THÉP: HƯỚNG ĐI TẤT YẾU CHO TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

Trong thời gian qua, ngành thép Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao, trung bình 18% cho sản xuất và 20% cho tiêu dùng. Tuy nhiên, sản xuất thép cũng là lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng và phát thải lượng khí nhà kính lớn. 

1. Thực trạng phát thải của công nghiệp sản xuất thép

Hiện nay, nước ta có trên 300 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất gang thép. Không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, những doanh nghiệp này còn giúp tạo ra lượng việc làm lớn cho xã hội. 

Tuy nhiên, việc phát sinh khí thải đang là vấn đề lớn của ngành công nghiệp sản xuất thép. Theo khảo sát của Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương; để sản xuất ra 10 triệu tấn thép thì các nhà máy lớn như Formosa, Hòa Phát…phát thải ra môi trường khoảng 21 triệu tấn khí CO2. 

Cường độ phát thải tại các nhà máy sử dụng công nghệ EAF ở Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình thế giới 1,5 – 2 lần. Điều này là do tỷ lệ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện lớn. Dự kiến lượng phát thải toàn ngành năm 2025 là khoảng 122,5 triệu tấn CO2, và khoảng 132,9 triệu tấn CO2 vào năm 2030; chiếm 17% tổng phát thải toàn quốc.

2. Giải pháp giảm tải lượng khí thải CO2 trong sản xuất thép

Thực tế cho thấy mỗi công đoạn trong sản xuất thép đều phát sinh các chất thải (rắn, khí, bụi và nước thải). Nếu không qua xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường sẽ tác động lớn đến khí hậu. Do đó, mỗi doanh nghiệp ngành thép cần hành động tích cực nhằm đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng và bảo vệ môi trường. Đồng thời, cũng cần hạn chế, giảm tải lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất.

Ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh văn phòng biến đổi khí hậu, Vụ Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương, cho biết, việc tạo tín chỉ carbon và bán ra thị trường là hướng đi mới đang được Bộ Công Thương triển khai thí điểm với ngành thép.

Ông Tâm cũng nhìn nhận phát triển thị trường carbon là cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong việc mua bán tín chỉ carbon. Đây là quyết định hứa hẹn mở ra nhiều hướng đi mới trong việc bảo vệ môi trường. Hướng đi này cũng yêu cầu các cơ sở sản xuất phải đầu tư giảm thiểu khí thải hoặc trả tiền để mua tín chỉ carbon. 

Kết quả của dự án hợp phần trong lĩnh vực sản xuất thép sẽ là tiền đề cơ bản cho việc triển khai các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

NHẬN BÁO GIÁ NGAY BÂY GIỜ

Nhận báo giá

Liên lạc ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết về sản phẩm

Thông tin liên hệ

Email
sales@chinhdaisteel.com

Hotline
(+84) 221 3989568 – 3989527

Fax
(+84) 321 3989526 – 3989525